Lời bài hát Du kích Ba Tơ
Ca sĩ:
Dương Minh Hiền
Nhạc sĩ Dương Minh Viên với ca khúc "Du kích Ba Tơ"
___________________ ____________________ _
Ca khúc "Du kích Ba Tơ" của nhạc sĩ Dương Minh Viên từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với công chúng yêu âm nhạc cả nước. Đặc biệt đối với những người là con em của quê hương núi Ấn sông Trà.
Ngay từ lúc mới ra đời (vào mùa xuân năm 1949), bài hát đã được đội văn công Quảng Ngãi thời bấy giờ trình diễn trước công chúng và nhanh chóng phổ biến khắp nơi trong tỉnh và toàn Liên khu 5, cổ vũ tinh thần hăng hái chiến đấu của quân và dân ta, không quản ngại hy sinh gian khổ, chung sức đồng lòng đánh thắng được thực dân Pháp xâm lược.
Bài hát "Du kích Ba Tơ" đã được phát trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh giải phóng và được chọn vào tuyển tập "30 năm miền Nam ca hát", làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Nghĩa Bình (cũ) và nhạc hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi hiện nay. Bài hát còn được khắc trên đá quý đặt trong Bảo tàng Ba Tơ như một hiện vật lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ hào hùng năm xưa.
Có thể nói bài hát "Du kích Ba Tơ" đã tái hiện được khí thế cách mạng như triều dâng, thác lũ của cuộc khởi nghĩa long trời, lở đất trên rừng núi Ba Tơ cách đây 65 năm. Ca từ giản dị, mộc mạc nhưng hết sức gợi cảm tượng hình. Ta như được nghe thấy bước chân của đoàn quân Du kích Ba Tơ hành quân trong ngút ngàn bóng núi. Dù khó khăn, gian khổ, nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời "Bên khe suối loa; hang Én còn reo vang tiếng cười" và ngợi ca đoàn quân Du kích Ba Tơ oai hùng, tiền thân của toàn liên khu 5: "Du kích Ba Tơ, chiến sĩ miền Trung nêu tấm gương nghìn năm. Từ Kinh đến Thượng cùng nhau kết đoàn, gian khổ bền gan. Mùa thu gió về lòng gợi thương nhớ người chiến sĩ vì dân".
Giai điệu trầm hùng của bài hát "Du kích Ba Tơ" như giục giã, như thôi thúc cả đoàn quân xung trận. Cụ Võ Phấn - đội viên đội Du kích Ba Tơ cho rằng "Bài hát du kích Ba Tơ sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì đã đáp ứng được tình cảm của nhân dân, cổ vũ tinh thần chiến đấu của đồng bào, chiến sĩ ta. Đây là một trong những ca khúc hay nhất viết về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, về quê hương Quảng Ngãi".
Bài hát "Du kích Ba Tơ" đã trở thành bài hát truyền thống của tuổi trẻ Quảng Ngãi, được Đoàn THCS Hồ Chí Minh tỉnh quy định trong những cuộc thi của các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Đoàn và những lần "Về nguồn" của tuổi trẻ toàn tỉnh ca khúc đã khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân Quảng Ngãi như một dấu ấn khó phai về lịch sử vẻ vang của quê hương. Nơi ra đời của đội quân Du kích Ba Tơ tiền thân của LLVT khu 5, đã cùng nhân dân làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội, góp phần vào thành công của cách mạng Tháng Tám 1945 ở tỉnh ta và trong cả nước.
Tác giả của bài hát - Nhạc sĩ Dương Minh Viên sinh năm 1925 quê ở Hội An (Quảng Nam). Sau cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong đội vũ trang tuyên truyền Liên khu 5. Dấu chân của ông đã in trên khắp các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, nhưng thời gian công tác lâu nhất là ở Quảng Ngãi. Có nhiều năm trực chiến trong đại đội Ba Tơ. Quá trình công tác, âm vang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ luôn ngân trong tâm hồn ông. Lại được sự giúp đỡ, giáo dục của các đồng chí: Nguyễn Chánh, Nguyễn Đôn ông đã hiểu thêm, cảm phục hơn đội quân du kích Ba Tơ và vào mùa xuân năm 1949, cảm xúc trào dâng, ông đã dồn tất cả tâm lực của mình viết nên ca khúc "Du kích Ba Tơ" bất hủ.
Ông đã dành tình cảm sâu nặng cho Quảng Ngãi và có lần đã nói rằng Quảng Ngãi là quê hương thứ 2 của mình. Ông cũng đã sáng tác một số ca khúc về Quảng Ngãi như "Khúc hát Trà Bồng", "Niềm vui Dung Quất". Những ngày cuối đời ông sống lặng lẽ trong một căn nhà nhỏ ở quận Gò Vấp (TP.HCM) số nhà 313/9K Lê Đức Thọ phường 16 quận Gò Vấp và đã từ trần trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình bạn bè, người thân và giới văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, Dương Minh Viên và ca khúc "Du kích Ba Tơ" vẫn đời đời sống mãi.
Nhạc sĩ Dương Minh Viên với ca khúc "Du kích Ba Tơ"
___________________ ____________________ _
Ca khúc "Du kích Ba Tơ" của nhạc sĩ Dương Minh Viên từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với công chúng yêu âm nhạc cả nước. Đặc biệt đối với những người là con em của quê hương núi Ấn sông Trà.
Ngay từ lúc mới ra đời (vào mùa xuân năm 1949), bài hát đã được đội văn công Quảng Ngãi thời bấy giờ trình diễn trước công chúng và nhanh chóng phổ biến khắp nơi trong tỉnh và toàn Liên khu 5, cổ vũ tinh thần hăng hái chiến đấu của quân và dân ta, không quản ngại hy sinh gian khổ, chung sức đồng lòng đánh thắng được thực dân Pháp xâm lược.
Bài hát "Du kích Ba Tơ" đã được phát trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh giải phóng và được chọn vào tuyển tập "30 năm miền Nam ca hát", làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Nghĩa Bình (cũ) và nhạc hiệu của Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi hiện nay. Bài hát còn được khắc trên đá quý đặt trong Bảo tàng Ba Tơ như một hiện vật lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Ba Tơ hào hùng năm xưa.
Có thể nói bài hát "Du kích Ba Tơ" đã tái hiện được khí thế cách mạng như triều dâng, thác lũ của cuộc khởi nghĩa long trời, lở đất trên rừng núi Ba Tơ cách đây 65 năm. Ca từ giản dị, mộc mạc nhưng hết sức gợi cảm tượng hình. Ta như được nghe thấy bước chân của đoàn quân Du kích Ba Tơ hành quân trong ngút ngàn bóng núi. Dù khó khăn, gian khổ, nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời "Bên khe suối loa; hang Én còn reo vang tiếng cười" và ngợi ca đoàn quân Du kích Ba Tơ oai hùng, tiền thân của toàn liên khu 5: "Du kích Ba Tơ, chiến sĩ miền Trung nêu tấm gương nghìn năm. Từ Kinh đến Thượng cùng nhau kết đoàn, gian khổ bền gan. Mùa thu gió về lòng gợi thương nhớ người chiến sĩ vì dân".
Giai điệu trầm hùng của bài hát "Du kích Ba Tơ" như giục giã, như thôi thúc cả đoàn quân xung trận. Cụ Võ Phấn - đội viên đội Du kích Ba Tơ cho rằng "Bài hát du kích Ba Tơ sở dĩ được nhiều người ưa chuộng là vì đã đáp ứng được tình cảm của nhân dân, cổ vũ tinh thần chiến đấu của đồng bào, chiến sĩ ta. Đây là một trong những ca khúc hay nhất viết về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, về quê hương Quảng Ngãi".
Bài hát "Du kích Ba Tơ" đã trở thành bài hát truyền thống của tuổi trẻ Quảng Ngãi, được Đoàn THCS Hồ Chí Minh tỉnh quy định trong những cuộc thi của các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng, các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, về Đoàn và những lần "Về nguồn" của tuổi trẻ toàn tỉnh ca khúc đã khắc sâu trong tâm khảm mỗi người dân Quảng Ngãi như một dấu ấn khó phai về lịch sử vẻ vang của quê hương. Nơi ra đời của đội quân Du kích Ba Tơ tiền thân của LLVT khu 5, đã cùng nhân dân làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội, góp phần vào thành công của cách mạng Tháng Tám 1945 ở tỉnh ta và trong cả nước.
Tác giả của bài hát - Nhạc sĩ Dương Minh Viên sinh năm 1925 quê ở Hội An (Quảng Nam). Sau cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong đội vũ trang tuyên truyền Liên khu 5. Dấu chân của ông đã in trên khắp các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, nhưng thời gian công tác lâu nhất là ở Quảng Ngãi. Có nhiều năm trực chiến trong đại đội Ba Tơ. Quá trình công tác, âm vang của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ luôn ngân trong tâm hồn ông. Lại được sự giúp đỡ, giáo dục của các đồng chí: Nguyễn Chánh, Nguyễn Đôn ông đã hiểu thêm, cảm phục hơn đội quân du kích Ba Tơ và vào mùa xuân năm 1949, cảm xúc trào dâng, ông đã dồn tất cả tâm lực của mình viết nên ca khúc "Du kích Ba Tơ" bất hủ.
Ông đã dành tình cảm sâu nặng cho Quảng Ngãi và có lần đã nói rằng Quảng Ngãi là quê hương thứ 2 của mình. Ông cũng đã sáng tác một số ca khúc về Quảng Ngãi như "Khúc hát Trà Bồng", "Niềm vui Dung Quất". Những ngày cuối đời ông sống lặng lẽ trong một căn nhà nhỏ ở quận Gò Vấp (TP.HCM) số nhà 313/9K Lê Đức Thọ phường 16 quận Gò Vấp và đã từ trần trong niềm tiếc thương vô hạn của gia đình bạn bè, người thân và giới văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, Dương Minh Viên và ca khúc "Du kích Ba Tơ" vẫn đời đời sống mãi.
Lời các ca khúc liên quan
-
Tên bài hátHát bởi