Lời bài hát được hát bởi Hoàng Oanh ft. Như Quỳnh ft. Hương Lan


Tên thật: Huỳnh Kim Chi
Ngày sinh: 1950 - Quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
Sinh tại Mỹ Tho, 11 tuổi học đệ thất trường Gia Long. Được hãng đĩa Việt Nam mời thu băng bài "Ai Ra Xứ Huế" của Duy Khánh.Ngày
hôm đó là ngày 6 tháng 11 năm 1964, tại phòng thâu băng đường Võ Duy
Nguy (Chợ Cũ); trong lúc đang tập hát với ban nhạc của nhạc sư Nghiêm
Phú Phi, nhà văn Lê Thanh Thái chụp mấy tấm hình tặng ca sĩ Hoàng Oanh
kèm theo bài thơ có hai câu:"Vượt núi tiếng hò ra xứ Huế…Oanh vàng dìu dặt gợn dòng Hương…"Cũng vào năm đó ca sĩ Hoàng Oanh được mời đi trình diễn đại nhạc hội ở Huế.==> phải có hơn 300 nhạc phẩm & thi phẩm do Hoàng Oanh trình bày!Tiếng hát mật ngọt Hoàng Oanh trải qua nhiều năm tháng, không thể lẫn
lộn với bất cứ giọng ca nào. Nó đi sâu vào lòng người, ngất ngây như
uống phải thứ men say và gợi nhớ muôn trùng một vùng trời kỷ niệm, đầy
ắp thương yêu.Đã một thời tiếng hát Hoàng Oanh làm say mê hàng
triệu thính giả trên làn sóng điện ở quê nhà, và bây giờ vẫn được trân
quý. Sau đây là bài viết về Hoàng Oanh, tiếng hát không đối thủ của
dòng nhạc giao quyên.Ngôi trường Gia Long áo tím huyền thoại,
với khuôn viên nhiều lối đi rợp bóng mát là nơi đã ướp bao chất thơ,
chất nhạc trong tâm hồn mới lớn của cô nữ sinh Huỳnh Kim Chi. Dưới mái
trường “Phượng vĩ dâng hoa” đó, Kim Chi đã trải qua bảy năm học với
mảnh bằng Tú Tài toàn phần hạng bình thứ. Vừa đi hát vừa đi học: đi học
thì Kim Chi, đi hát thì Hoàng Oanh, tiếng hát của một loài chim quý.
Bạn bè cùng trường cùng lớp đã xem là thần tượng, nhà trường thì hơi lo
âu nhưng Kim Chi đã chu toàn được cả học lẫn hát, làm vừa lòng gia đình
và thầy cô, đánh tan dư luận của nhà trường. Kim Chi là một nữ sinh nhu
mì, ngoan hiền và chăm học… Rời trung học, Kim Chi tiếp tục vào ngưỡng
cửa đại học Văn Khoa và cũng đã kết thúc với văn bằng Cử nhân văn
chương. Kim Chi cũng có dự tính nối nghiệp thầy cô để “gõ đầu trẻ”,
nhưng vì bận rộn với tình nhạc và thơ lai láng nên giấc mộng mô phạm đó
được tạm xếp một bên. Bởi đó, Hoàng Oanh đã mượn lời thơ tiếng nhạc
trong một băng nhạc đầy ắp kỷ niệm thuở học trò mang chủ đề “Tuổi Học
Trò” do chính cô thực hiện, để trải tấm lòng với thầy cô, với bạn bè và
mái trường xưa thân ái. Hoàng Oanh nói: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư…
huống hồ Hoàng Oanh đã thọ giáo các ‘sư phụ’ mười lăm năm trời từ
trường tiểu học Phú Nhuận, đến trường Gia Long và Đại học Văn Khoa
Sàigòn. Ơn của thầy cô lớn lắm, Hoàng Oanh nhớ mãi. Đó là đạo thầy trò
của phương Đông mà Tấy phương ít có được.”Hoàng Oanh sinh ở Mỹ
Tho nhưng trường thành ở Sàigòn trong một gia đình sáu chị em, ngoan
đạo và có một sự giáo dục nề nếp nghiêm khắc, nhưng cũng có môi trường
để cô phát triển tài ca ngâm. Hoàng Oanh từ năm lên năm đã học hát với
thân phụ cũng là một nghệ sĩ. Năm tám tuổi, Hoàng Oanh được phép thân
phụ cho lên sân khấu lần đầu tiên tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức với
hai bản nhạc “Hương Lúa Miền Nam” và “Có Một Đàn Chim”. Ngoài ra, cô
cũng có khiếu ngâm thơ nên đã nghe các cô chú, anh chị nổi tiếng ngâm
thơ như Hồ Điệp, Quách Đàm, Tồ Kiều Ngân để học theo. Hoàng Oanh kể lại
một kỷ niệm: Trong giờ Việt văn, sau khi bình giảng bài thơ “Tiếng Sáo
Thiên Thai” của Thế Lữ, cô giáo hỏi ai biết ngâm thơ và cả lớp đồng
thanh trả lời: Kim Chi. Thế là Kim Chi được cô giáo gọi lên diễn ngâm
bài thơ đó và đã làm cho giờ học sống động hơn. Na7m đó Hoàng Oanh mười
hai tuổi, học lớp Đệ Lục. Không bao lâu, Hoàng Oanh đã nổi tiếng “đủ
mùi ca ngâm”.Thế là tuy còn đi học, Hoàng Oanh đã được mời cộng
tác với các ban: Thiếu Nhi đài phát thanh Quân Đội do Lê Đô phụ trách,
ban Tuổi Xanh của nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh và ban Việt Nhi của nhạc sĩ
Nguyễn Đức ở đài phát thanh Sàigòn. Hoàng Oanh là một trong những ca sĩ
nổi tiếng nhất do sự dẫn dắt của nhạc sĩ Nguyễn Đức trên con đường ca
hát.Rồi thời gian qua… trở thành một thiếu nữ xinh đẹp dịu
dàng, lại có một tài ca ngâm vững vàng, cánh cửa lớn rộng mở, Hoàng
Oanh đã bước vào sinh hoạt ca nhạc thực thụ, Cô đã góp tiếng hát tiếng
ngâm tràn ngập tình cảm cũng như đã góp hình ảnh xinh tươi trong các
chương trình nhạc và thơ uy tín của đài phát thanh cũng như đài truyền
hình: Tiếng Tơ Đồng của Hoàng Trọng, chương trình Phạm Mạnh Cương,
Tiếng Hát Đôi Mươi của Nhật Trường, Trường Sơn của Duy Khánh, Nhạc Vàng
của Phó Quốc Lân, Tiếng Thùy Dương của Châu Kỳ, Tao Đàn của Đinh Hùng,
Tiếng Thơ của Thanh Nam, Ly Tao của Thái Thủy… Và tư khi có phong trào
thâu dĩa hát và băng nhạc, Hoàng Oanh là một trong những nữ ca sĩ được
mời thâu dĩa nhiều nhất. Riêng địa hạt thâu dĩa, Hoàng Oanh đã thâu
khoảng hơn hai trăm dĩa với các hãng Asia, Sóng Nhạc, Việt Nam, Sơn Ca,
Thiên Thai, Continental v.v… Đĩa hát đầu tiên của Hoàng Oanh gồm hai
bài hát “Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ” và “Về Đâu Mái Tóc Người
Thương”. Có một điều làm ta hơi ngạc nhiên là không thấy Hoàng Oanh
xuất hiện trong các phòng trà và vũ trường. Cô giải thích: “Hồi nhỏ,
Oanh ở với ông cậu rất nghiêm khắc nên ông không cho Oanh hát phòng trà
hay vũ trường, thỉnh thoảng chỉ cho hát Đại nhạc hội mà thôi.”Hoàng
Oanh là một tài năng đa diện. Với một làn hơi ngọt ngào, nồng nàn tình
cảm, Hoàng Oanh đã có khả năng trình bày tất cả các loại nhạc cũng như
lối ngâm. Từ những nét sang trọng, dịu dàng, quý phái của nhạc tiền
chiến đến những bản dân ca ba miền, những bài tình tứ quê hương, từ
những câu Hò mái đẩy miền Trung đến bài vọng cổ miền Nam hay câu Sa
mạc, hát ví của miền Bắc… Hoàng Oanh đã tiếp nối những giọng ngâm thơ
ba miền nổi tiếng như Hồ Điệp, Quách Đàm, Bích Thuận, Giáng Hương, Tô
Kiều Ngân… Tiếng hát cũng như giọng ngâm của Hoàng Oanh có chút gì thật
sâu đậm, buốn man mác nhưng thật tình tứ, đã chinh phục được đa số
thính giả.Một cuộc đời nghệ sĩ không sóng gió. Hoàng Oanh đi
hát, đi học, sống êm đềm trong hạnh phúc gia đình, trong tình thân bằng
hữu và trong cảm tình nồng hậu của thính giả. Cho đến năm 1972, cô nữ
ca sĩ dịu dàng khả ái đó sang ngang, vui duyên cầm sắt với một chàng
dược sĩ trẻ và cũng là một nhạc sĩ, xây dựng một tổ ấm với tình yêu và
sự hiểu biết.Rời Sàigòn ngày 28-4-75, ban đầu Hoàng Oanh định
cư ở New Jersey, một thành phố gần với New York chọc trời và nay cũng
đã tìm đường về Cali nắng ấm. Tại hải ngoại, Hoàng Oanh bắt đầu “tự
biên tự diễn”, phát hành băng nhạc. Băng nhạc của Hoàng Oanh không bạo
phát, bạo tàn, cứ đều đều nhưng bền bỉ vững vàng và được thính giả đón
tiếp về lâu về dài. Ở nơi tha hương này, nghe Hoàgn Oanh hát là nghe
tiếng ru về những kỷ niệm của một quê hương đã nghìn trùng xa cách.
Người miền Trung nhớ Huế da diết với giọng hát thật Huế của Hoàng Oanh
trong Ai Ra Xứ Huế; người miền Nam nhớ sông Tiền sông Hậu với Tiềng Hò
Miền Nam, người Bắc nhớ về Hồ Gươm, tháp Rùa qua câu ngâm sa mạc hay
câu hát ví… Đó Hoàng Oanh là một ngôi sao lấp lánh muôn mặt của trời
thơ ca nhạc hải ngoại hiện nay. Ở đâu, khán thính giả cũng đón tiếp
Hoàng Oanh như một sứ giả của mối tình “thi nhạc giao duyên”, như một
hình ảnh đẹp của nghệ sĩ, một đóa hoa muôn màu chan chứ tình tự quê
hương dân tộc.Hoàng Oanh đã tự vạch cho mình một lối đi: Làm
sao để bảo tồn văn hóa cổ truyền và nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam trong
cộng đồng người Việt cũng như trong lớp ca nhạc sĩ trưởng thành ở hải
ngoại.Thời kỳ đó, song song với sự nghiệp ca hát Hòang Oanh còn là một gíao
viên dạy văn. Có thể vì là giáo viên nên ca sĩ Hòang Oanh rất ít xuất
hiện trong các phòng trà hay những chương trình thu hình mà chỉ ghi âm
đĩa hát. Ở nhà tôi rất thích giọng hát của Hòang Oanh nên trong thời kỳ
đó đã mua rất nhiều đĩa của Hòang Oanh, nhưng thật tiếc là sau giải
phóng những đĩa nhạc này đã thất lạc hết. Sau này khỏang từ năm 1985
đến 1995 khi Hòang Oanh đã sang hải ngoại thì những tác phẩm cũ trước
đây mới được hát lại và dân nghe nhạc chúng ta ở đây mới có dịp sưu tầm
lại những tác phẩm này thường dưới dạng băng casette, vì lúc này đĩa CD
rất đắt tiền và chỉ có người giàu mới mua được dàn máy compact disc.Thể
loại nhạc của Hòang Oanh thường là những bài có chất dân ca, những tình
khúc Huế,bolero hay nhạc của Trần Thiện Thanh và Trầm Tử Thiêng. Những
ai thích cái gu nhạc Hòang Oanh chắc là không quên đuợc những đoạn ngâm
thơ với chất giọng trong và buồn.Hòang Oanh thể hiện rất nhiều tác phẩm
rất thành công, một trong số đó phải kể đến "Mưa trên phố Huế","Trộm
nhìn nhau","Anh đi chiến dịch" hay "Hai vì sao lạc" ...còn nhiều nhiều
nữa không nhớ hết.Sau này trung tâm Asia có phát hành CD Hòang Oanh
"Truyện ca cổ tích" với Hòn Vọng Phu ca chung với bác sĩ Trung Chỉnh và
những nhạc phẩm khác như "Trầu Cao","Thiên Thai" ...Đây là đĩa CD rất
hay nếu ai thích Hòn Vọng Phu không thể bỏ qua được.Ngoài ra còn có
trường ca "Hội Trùng Dương" hát chung với Thanh Tuyền và Thanh Lan thể
hiện rõ nét đặc trưng chất âm của Hòanh Oanh "Hò ới,Quê miền Trung em
nghèo lắm,mùa đông thiếu áo,hè về thiếu ăn ới hò... hò ới