Lời bài hát được hát bởi Quỳnh Hợp


Tên thật: Nguyễn Quỳnh Hợp
Ngày sinh: 1959 - Quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, năm 1991 nhạc sĩ Quỳnh Hợp vào TP.HCM sống và làm việc
Quỳnh Hợp xuất thân là ca sĩ/nhạc sĩ của Đoàn nghệ thuật bộ đội Thông tin - Liên lạc (Hà Nội) từ năm 1981
Con đường âm nhạc của Quỳnh Hợp không “mang gien di
truyền” như nhiều nhạc sĩ khác. Hồi bé theo gia đình đi sơ tán, vài lần
Quỳnh Hợp được xem một nhóm nhạc tập dợt với nhau, người này đọc cho
người kia ghi “la móc đơn, mi móc kép…” rồi đàn hát, thật tuyệt vời!
Chính những ngây ngất thời thơ ấu ấy đã dẫn dắt bước chân Quỳnh Hợp đến
Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Họa Trung ương. Ba năm nội trú ở trường
là thời gian Quỳnh Hợp miệt mài góp nhặt kiến thức.
Ngày Chủ nhật, chiều Thứ 7, trong khi các bạn rủ nhau
xuống phố thì Quỳnh Hợp say sưa tập piano. Những ngày mùa đông rét mướt,
trong khi các bạn còn ngủ vùi trong chăn ấm thì tiếng đàn đã vang lên
nơi phòng học.Mọi người bảo chỉ cần nghe tiếng đàn là biết ngay đó
là Quỳnh Hợp . Không chỉ có môn piano mà các môn khác với Quỳnh Hợp đều
có sức cuốn hút …Nhờ đam mê ấy mà Quỳnh Hợp trở nên hát hay, đàn giỏi và
tự tin bước ra sân khấu ôm đàn guitar cất cao tiếng hát trong “chức
danh” ca sĩ của Đoàn Văn công Bộ Tư lệnh Thông tin ngay sau khi ra
trường năm 1981.
Năm 1982, tại buổi văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập
Nhạc viện Hà Nội, khi nghe khoa Sáng tác giới thiệu một tác phẩm mới của
một sinh viên Lào, Quỳnh Hợp lại thấy mình ngưỡng mộ những người sáng
tác quá đỗi. Lúc ấy hai tiếng “sáng tác” thật cao sang và xa vời.
Quỳnh Hợp không thể tưởng tượng được rằng không lâu
sau đó mình lại có thể tự viết được bài “Em là chiến sĩ thông tin”, và
sau đó nữa thì đĩnh đạc bước lên sân khấu hát luôn một lúc 6 bài hát về
binh chủng thông tin do chính mình viết, trong đó có 4 bài phổ thơ. Hình
ảnh ấy được phát trên Đài Truyền hình trong chương trình Âm nhạc Quân
đội. Một lần nữa, sự ngưỡng mộ đã dẫn dắt Quỳnh Hợp bước những bước chập
chững vào khu vườn sáng tạo.
Khi chuyển công tác về Đoàn Nghệ thuật Không quân,
Quỳnh Hợp được Đoàn cho đi học khoa Sáng tác ở Trường Nghệ thuật Quân
đội. Lại thêm 3 năm “dùi mài kinh sử”. Lúc ấy, cả nước đang khó khăn,
tiêu chuẩn sinh viên nội trú buổi chiều chỉ có bánh mì.
Cuộc sống kham khổ thiếu thốn nhưng Quỳnh Hợp vẫn say
sưa thu thập kiến thức. Một cột mốc đánh dấu bước đường sáng tác của
Quỳnh Hợp là tác phẩm Những ngày bay hữu nghị đã đoạt giải ba cuộc thi
viết do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức (không có giải nhất).
Không chịu dừng lại, Quỳnh Hợp thi luôn vào Nhạc viện
học tiếp 5 năm chương trình Đại học Sáng tác. Lại say sưa ôn luyện và
nâng cao những kiến thức đã học trước đó, lại chăm chỉ tập và hát những
bài dân ca đặc trưng của từng miền... Bây giờ, Quỳnh Hợp công tác ở Ban
Văn nghệ Đài Phát thanh Tp.HCM. Tuy tiếp cận với dòng chảy mạnh mẽ của
nhạc trẻ, nhưng Quỳnh Hợp vẫn giữ được sự mê đắm trong trẻo của 20 năm
trước đối với dòng nhạc dân ca.
Về công việc sáng tác, theo Quỳnh Hợp , cảm xúc được
xếp vị trí đầu tiên, cảm xúc tạo nên sự sống động của tác phẩm. Chất
liệu dân gian được xếp thứ hai, làm cho tác phẩm phù hợp với tâm hồn
người Việt Nam.
Sau đó, kiến thức âm nhạc và kỹ thuật viết sẽ giúp
triển khai môtif âm nhạc nhanh và hợp lý. Quỳnh Hợp nói: “Đối với những
người viết mang tính chuyên nghiệp thì cảm xúc chỉ là cái cớ. Cảm xúc
chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong bố cục tổng thể gồm kiến thức âm
nhạc, kỹ thuật, vốn sống… Tất cả phải được sắp xếp logic để tạo nên một
tác phẩm chặt chẽ, hài hòa”.