Tên thật: Hoàng Kim Long
Ngày sinh: 17/10 - Quốc gia: Việt Nam
Công ty đại diện: Ca sĩ Tự Do
 Nam nghệ sĩ Kim Tử Long sinh tại Sài Gòn. Thân phụ của anh là ông Hoàng Sinh, than mẫu
là bà Châu Thanh Nguyên. Gia đình anh có 4 anh chị em, 3 nam, 1 nữ,
nhưng chỉ có mình anh theo nghề Sân Khấu. Hiện nay, anh đang sống dưới
một mái ấm gia đình rất đẹp, vợ anh, chị Cẩm Tú, cùng 3 người con gái:
Hoàng Kim Phụng, Hoàng Gia Linh và Hoàng Gia Hân đều hết lòng ủng hộ
anh trên bước đường nghệ thuật.     Sở thích
    Màu sắc: đen, trắng
    Thể thao: Tập tạ, chơi bóng bàn
    Món ăn: Canh chua, thịt kho tàu
    Món vợ chồng cùng thích: Bún Rêu
    Ghét nhất: Giả dối
    Thương nhất: Vợ Con
    Sân khấu biểu diễn: được đầu tư nghiêm túc
    Giữa vai trò diễn viên và đạo diễn: yêu thích cả hai
    Thói quen: đi lễ chùa và ăn chay vào ngày rằm và mồng một
    Đêm giao thừa: thường đi chùa Vĩnh Nghiêm và Phổ Đà
    Mong ước: có được vai diễn lớn để thử thách mình
    Huy Chương Vàng giải Trần Hữu Trang(1992)
    Một trong những diễn viên được yêu thích nhất do bạn đọc báo SK bầu chọn
    Một trong những đôi diễn viên được yêu thích nhất (chung với nghệ sĩ Ngọc Huyền)
    Giải thưởng tài hoa trẻ (2000)
    Giải Mai Vàng (2003)
    1985: Kim Tử Long về đoàn cải lương Trần Hữu Trang 3, hát qua
các vai: Y Mây (Y Ban và nàng tiên), Gia Đồng (Nàng tiên Mẫu Đơn), Phan
Lương (Người đẹp bến Tiền Châu), Mỹ đen (Sống trong tình thương)
    1987: Kim Tử Long về đoàn cải lương Trần Hữu Trang 1, hát qua
các vai: Tư Hùm (Trả Lại TÌnh Xưa), Keo Đinh (Nữ ca sĩ hòang gia), Lý
Thân (Lý Thân và công chúa nước Tần)
    1989: Kim Tử Long về đoàn cải lương Minh Tơ hát qua các vai: Lữ Bố (Phụng Nghi Đình), Đổng Thừa (Mã Siêu báo phụ thù)
    1990: Kim Tử Long về đoàn cải lương Sài Gòn I, hát qua các vai:
Trí Bình (Xin đừng nói yêu em), Nguyễn Khắc Cường (Em Ơi Đừng Khóc
Nữa), Đạt Sơn (Ben suối đợi chàng)     1991: Kim Tử Long về đoàn Huỳnh Long, hát qua các vai: Lưu Bị
(Về Đất Kinh Châu), An Ly Vương (nang Như Cơ và chiếc Hổ Phù), Trân
Bình Trọng (Bài Ca Ly biệt) Kim Tử Long về đoàn cải lương Sài Gòn I,
hát qua các vở: Yêu em từ đó, Yêu và ghen, Quỷ kiếm sầu     1992: Kim Tử Long về đoàn Minh Tơ hát qua các vở: Ngai vàng
và tội ác (Ngũ Phụng Giao), Thanh Xà Bạch Xà, Bụi Mờ Ải Nhạn (Hắc Bạc
Cốt Tố), Con gái Hoa Mộc Lan, Tứ Hỷ Lâm Môn, Chung Vô Diệm (Tề Vương),
Văn Võ Kỳ Duyên (Cao Khánh Văn, Cao Khánh Võ)     1993: Kim Tử Long về đoàn Sông Bé 2 hát qua các vở: Phàn Lê
Huê phá Ngũ Long Trận (Tiết Ứng Luông), Tiêu Anh Phụng Loạn trào (Ngự
Đệ), Dự Nhượng (Dự Nhượng đả long bào)     1994: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Minh Tơ qua các vở: Huyền Thoại Cây Đa (chú Cuội), Song Kiếm Uyên Ương
    1996: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Văn Công Thành Phố qua vở: Truyền Thuyết Một Lời Nguyền (Kim Bình Nguyên Chương)
    1997: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Văn Công Thành Phố qua vở: Bến Phà Kỷ Niệm (Hầu), đoàn Sài Gòn I vở Nữ Tỉ Phú
    1999: Kim Tử Long cộng tác với đoàn Đoàn Sài Gòn I qua các vở:
Trạng Mèo Cưới Vợ Câm (Mèo), Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu (Cao Quân
Bảo), Xử Án Phi Giao (vua Anh Tôn), Bức Ngôn Đồ Đại Việt (Nguyễn Phục)
    2000: Kim Tử Long cộng tác với nhà hát Trần Hữu Trang qua các
vở: Turip và cây đền thần (Turip), Em Ơi Đừng Khóc Nữa (Nguyễn Khắc
Cường), Đôi Bờ (Lâm)
    2001: Kim Tử Long cộng tác với SK thể nghiêm 5B qua vở Vợ và Tình (Lương)
    2002: Kim Tử Long dựng vở Vợ là tất cả, tham gia "Dưới Ánh Đèn Sân Khấu" vở Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu
    2003: Kim Tử Long tham gia nhóm Hội Ngộ Tài Năng với tư cách
khách mời qua các vở :Tình Sử Dương Quý Phi (An Lộc Sơn), Giũ Áo Bụi
Đời (Vũ Tèo)
    2004:Kim Tử Long tham gia nhóm Hội Ngộ Tài Năng dàn dựng và
biểu diễn các vở Turip và Cây Đèn Thần, Song Kiếm Uyên Ương, chương
trình "Kim Tử Long-Ngọc Huyền, một thời để nhớ".